Ngành nhựa Việt Nam, định hướng và những thách thức thời gian tới

13/08/20

Ở Việt Nam, ngành công nghiệp nhựa hay nói ngắn gọn là ngành nhựa đang càng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như quá trình sản xuất. Nhựa hay còn gọi là chất dẻo, hoặc polymer, được dùng làm vật liệu sản xuất ra nhiều loại vật dụng, đóng góp một phần quan trọng vào đời sống sinh hoạt xã hội và phục vụ cho sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế khác như điện tử, viễn thông, giao thông vận tải, thực phẩm, may mặc, thuỷ sản, nông nghiệp,... Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại, vật liệu nhựa đã dần được thay thế cho những vật liệu phổ biến mà cha ông ta đã từng sử dụng như gỗ, kim loại, thủy tinh.... 

Trong những năm gần đây, ngành bao bì nhựa Việt Nam nói riêng và ngành nhựa nói chung đã có những tăng trưởng mạnh mẽ, hằng năm đạt khoẳng 10 đến 15%. Tốc độ này có thể nói chỉ đứng sau ngành may mặc và bưu chính viễn thông. Ngành nghề này được coi là ngành công nghiệp năng động trong nền kinh tế nước nhà, đem lại nguồn thu không nhỏ cũng như giải quyết nhiều vấn đề việc làm và an sinh xã hội.

Tuy nhiên ngành công nghiệp nhựa vẫn còn khá non trẻ khi so sánh với các ngành công nghiệp lâu đời khác như cơ khí, điện - điện tử, hoá chất. Ngành nhựa nói chung tại Việt nam được nhận định chỉ mới ở bước đầu của sự phát triển và còn quá tụt hậu so với thế giới. Tuy nhiên không thể phủ nhận các sản phẩm quốc nội có chất liệu nhựa đã và đang được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực đời sống sinh hoạt, xã hội của người dân Việt Nam. 


Ngành nhựa Việt Nam, định hướng và những thách thức thời gian tới

Thực trạng hiện nay của ngành nhựa Việt Nam

Trên thị trường hiện nay không thiếu những sản phẩm tiêu dùng, đồ gia dụng, thậm chí đồ chơi trẻ em bằng nhựa được dán nhãn "made in Viet Nam". Các sản phẩm bao bì nhựa Việt Nam cũng được các doanh nghiệp trong nước, thậm chí là các công ty nước ngoài tin dùng. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập với danh mục đăng ký kinh doanh là sản xuất các sản phẩm từ plastic. Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), số lượng doanh nghiệp này hiện nay đã hơn tới 4000, trong đó các doanh nghiệp tư nhân, cơ sở gia đình chiếm tỷ lệ tuyệt đối với hơn 99,8%. 

Xem thêm: Ngành bao bì nhựa Việt Nam, cái nhìn tổng quan và lịch sử phát triển

Nhu cầu về các chi tiết nhựa ngày càng tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ, phụ tùng... Thậm chí các vật liệu xây dựng như gạch men, gạch ốp tường cũng đang có xu hướng thay thế bằng các tấm nhựa đúc sẵn. Có thể nói nhựa vẫn đang là một vật liệu thần kỳ có tính ứng dụng vô cùng đa đạng. 

Các sản phẩm nhựa của doanh nghiệp trong nước nhìn chung có lợi thế cạnh tranh về giá so với các sản phẩm ngoại nhập nhưng so về chất lượng thì khoảng cách vẫn còn quá xa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhựa nội địa cũng đã và đang từng bước đẩy mạnh đầu tư công nghệ máy móc cũng như hạ tầng để nâng tầm chất lượng. Các vụ sát nhập trong ngành cũng liên tục diễn ra để tạo nên nhiều doanh nghiệp có nguồn lực mạnh mẽ. Nguồn nhân lực chất lượng cũng được đào tạo bài bản, ngày càng có nhiều các bạn trẻ được định hướng và đào tạo nghề cũng rất sớm. Các sản phẩm nhựa đòi hỏi chất lượng và kỹ thuật cao như linh kiện điện thoại, phụ tùng ô tô, ống dẫn dầu cũng dần dần có tên các doanh nghiệp Việt Nam góp mặt. 

Ngành nhựa Việt Nam cũng từng bước khẳng định vị thế với thị trường xuất khẩu. Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường chính trong số 150 quốc gia mà sản phẩm nhựa nước nhà có mặt, bên cạnh Trung Quốc, EU, Ấn Độ, và các nước Trung Đông.... Các công ty sản xuất bao bì nhựa tại Việt Nam cũng được đánh giá cao và đang là đối tác lớn của các công ty ở Mỹ hay châu Âu.

Chúng ta có được vị thế kể trên là nhờ các sản phẩm nhựa của Việt Nam không hề bị áp thuế chống bán phá giá như các nước ở Châu Á khác. Đây được xem là điều kiện vô cùng thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam từng bước tăng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm làm từ nhựa trong thời gian tới. 

nguyên liệu cho ngành nhựa Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu
nguyên liệu cho ngành nhựa Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu

Định hướng phát triển ngành nhựa Việt Nam 

Tính đến nay, ngành nhựa Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế mạnh, với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Các doanh nghiệp trong ngành vẫn duy trì hoạt động tốt mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

Bên cạnh việc phát triển thị trường trong nước, nhờ vào mức tăng trưởng cao, với cơ hội mang lại từ hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam dần trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Có thể nói rằng, kỳ vọng lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam hiện nay là những hiệp định thương mại như: Thương mại tự do Việt - Liên minh Châu Âu, Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực,... Chúng ta vẫn đang mong chờ thời điểm khi mà các hiệp định này có hiệu lực. 

Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu đưa ngành nhựa Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế thì còn rất nhiều việc phải làm cũng như phải đối diện với nhiều thách thức. Chất lượng của các sản phẩm nhựa Việt Nam được đánh giá là chưa rõ ràng và đảm bảo để người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng và sử dụng bởi chưa có một quy chuẩn nào để nhận biết. Việc phân biệt một sản phẩm làm từ nhựa nguyên sinh hay nhựa tái chế đối với người ngoài ngành là vô cùng khó khăn.

 

thị phần cung cấp nguyên liệu nhựa nguyên sinh cho ngành nhựa
thị phần cung cấp nguyên liệu nhựa nguyên sinh cho ngành nhựa

Ngành nhựa và những thách thức phải đối mặt 

Nhựa chính là loại vật liệu kỳ diệu của thế kỷ 20, cuộc sống hiện đại không thể thiếu vắng hình bóng của chất liệu này. 

Tuy được chú trọng nhiều trong thời gian gần đây,  nhưng ngành nhựa Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức để trở nên vững mạnh hơn. 

Việt Nam chưa thực sự chú trọng vào việc đầu tư các dây chuyền sản xuất, trong khi đó các nước công nghiệp trên thế giới đang ngày càng vươn lên đi đầu trong việc lắp đặt và sử dụng các loại máy móc tiên tiến hiện đại. Điểm mấu chốt trong việc duy trì năng lực cạnh tranh là là nhờ có những khách hàng lớn và ổn định. Nền tảng cho điều này nằm ở việc tập trung đầu tư máy móc theo chuẩn công nghệ mới để tạo ra được những sản phẩm chất lượng, hướng tới giảm giá thành sản phẩm. 

Tuy nhiên khó khăn lớn nhất phải nhắc đến chính là nguồn nhiên liệu. Hạt nhựa nguyên sinh Polyethylene phải phụ thuộc vào nhập khẩu vì chúng ta chưa thể tự sản xuất được. Hiện tại nhà máy lọc dầu Dung Quất mới chỉ vừa tổng hợp thành công chủng loại PP (Polypropylene) thời gian gần đây. Việc phụ thuộc nguyên liệu này khiến giá thành tăng cao và đôi khi rơi vào tình trạng khan hiếm. Điều này xảy ra cả với hạt nhựa tái chế, khi mà hệ thống thu gom và phế liệu của chúng ta chưa thực sự hiệu quả. .. 

Một vấn đề nữa nằm trong hệ thống sản xuất và đóng gói, từ quá trình đã không có sự chuyên biệt hoá từ bên ngoài, do vậy chất lượng sản phẩm không ổn định, giá trị gia tăng thấp. Hơn nữa, khi các hiệp định thương mại quốc tế có hiệu lực là lúc rào cản về thuế được gỡ bỏ, nhưng cũng là lúc áp lực cạnh tranh lớn hơn nhiều. Do đó, để có thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài, bên cạnh việc luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm cần phải đầu tư xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường, và kể cả là hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp. 

Đồng thời ngành nhựa vẫn luôn là tâm điểm trong cuộc chiến về vật liệu. Những tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường là vấn đề cũng được nói tới nhiều trong thời gian gần đây

Nhìn chung, phát triển bất cứ ngành nghề nào nói chung hay ngành nhựa nói riêng luôn phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó phát huy được tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Từng bước đồng bộ hóa các khâu sản xuất nhựa khép kín từ sản xuất hạt nhựa hoặc tái chế nguyên liệu cho tới bán thành phẩm lẫn khâu đóng gói cuối cùng. Không ngừng tìm tòi và cải tiến công nghệ và đào tạo nguồn lao động tay nghề cao để sản xuất được những sản phẩm có chất lượng, đa dạng về chủng loại, thân thiện với môi trường. Làm được những điều đó thì ngành nhựa Việt Nam mới có thể trở thành một ngành công nghiệp tự chủ, có khả năng hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới. 

rác thải từ nhựa phải rất lâu mới có thể phân hủy
rác thải từ nhựa phải rất lâu mới có thể phân hủy

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT BAO BÌ KHANG LỢI
Địa chỉ: A5/43C đường 1A, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh | Hotline: 0902409906 | Email: baobikhangloi@gmail.com
2020 Copyright Bao Bì Khang Lợi facebook twitter instagram Google map Youtube DMCA.com Protection Status