Ngành bao bì nhựa Việt Nam, cái nhìn tổng quan và lịch sử phát triển

21/07/20

Trong toàn bộ những lĩnh vực sản xuất và cung cấp bao bì thì bao bì nhựa được đánh giá là phát triển nhanh nhất và có chỗ đứng nhất tại thị trường Việt Nam, nhất là khi nước ta tham gia vào nền kinh tế hội nhập toàn cầu WTO. 


Ngành công nghiệp bao bì nhựa có từ khi nào? 

Hiện nay không có tài liệu chính xác nào ghi lại chính xác lịch sử ngành bao bì nhựa, chỉ có những thông tin ít ỏi và góp nhặt từ nhiều nguồn không chính thức.

Thuở sơ khai, con người đã sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên là lá, vỏ thân cây để đựng thức ăn hay các đồ vật săn bắt hái lượm được. Đây cũng chính là những loại bao bì đầu tiên trong lịch sử loài người. Qua quá trình tiến hoá và sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhiều loại bao bì với những mẫu mã, tính năng và chất liệu khác nhau được ra đời. Chúng đa dạng dần do nhu cầu sử dụng bảo quản đồ vật, thực phẩm của con người ngày càng tăng cao. 

Ban đầu con người chỉ có thể sử dụng vật liệu tự nhiên hoặc các bao bì thô sơ để đựng các sản phẩm ở thể rắn. Đến khi gốm và đát nung được phát minh thì con người mới thật sự chứa và tích trữ được chất lỏng. Tiếp theo đó là các loại bao bì bằng thuỷ tinh xuât hiện.

Dần dần kể các loại bao bì đắt đỏ bằng gốm hay thuỷ tinh cũng đã lộ ra nhiều nhược điểm. Ví dụ như việc thu hồi khó khăn, khó phân huỷ trong môi trường nên sẽ ảnh hưởng đến đất đai trồng trọt. 

Sau này, khi con người bắt đầu khai thác dầu cũng như sử dụng các thành phẩm từ dầu thì cũng là lúc họ phát minh ra loại bao bì nhựa - loại bao bì đáp ứng được hầu hết các nhu cầu đóng gói sản phẩm mà các loại bao bì trước đây không làm được.

Từ đó đến nay, bao bì nhựa là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Không những đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông hàng hoá mà còn trở thành một ngành công nghiệp phụ trợ mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế xã hội. Bất kể là ở nơi nào trên thế giới hay là tại Việt Nam. 

Túi nilon - túi nhựa ra đời từ khi nào? 

  • Túi nilon - túi nhựa hay bao bì nhựa là một đóng góp quan trọng trong lịch sử ngành công nghiệp bao bì. Có thể nói, túi nilon đã và đang làm thay đổi thế giới theo hướng tiện nghi hơn. Mặc dù ngày nay xã hội vẫn đang kêu gọi hạn chế sử dụng chúng. 
  • Theo những dữ liệu từ wikipedia, các ứng dụng bằng sáng chế của Mỹ và châu Âu liên quan đến sản xuất túi nhựa mua sắm có thể được tìm thấy từ đầu những năm 1950. Túi nhựa mua sắm nhẹ hiện đại là phát minh của kỹ sư người Thuỵ Điển Sten Gustaf Thulin.
  • Từ giữa những năm 1980 trở đi, túi nhựa trở thành một vật dụng vô cùng phổ biến để chứa đủ các loại đồ liên quan đến sinh hoạt con người. Khi túi nhựa giá rẻ càng ngày càng thay thế túi giấy, các vật liệu và sản phẩm từ nhựa khác thay thế thuỷ tinh, kim loại, đá, gỗ, đã có một cuộc chiến âm thầm diễn ra giữa các ngành bao bì. Trung tâm cho những cuộc chiến này chắc hẳn phải là các công ty bao bì nhựa!. 
  • Và từ những năm 1990, những khái niệm về túi nhựa, túi nhựa dẻo hoặc bao bì nhựa, túi nilon, bao bì nilon, bịch nilon được hiểu là một loại túi đựng được làm bằng nhựa hoặc chất dẻo hoặc nhựa nhiệt dẻo,... Khái niệm túi nhựa cũng bao gồm cả túi làm bằng nilon và các chất dẻo khác thường sử dụng để chứa và vận chuyển hàng hoá như thực phẩm, các sản phẩm tiêu dùng, hoá chất,... và kể cả chất thải. 

Khác với các loại bao bì khác, bao bì bằng nhựa có ưu điểm mềm, mịn, bền, đặc biệt không thấm nước và còn chịu được các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Túi nhựa hay túi nilon nhanh chóng chứng tỏ được những ưu thế vượt trội của mình và chiếm lĩnh hầu như toàn bộ các ngành nghề sản xuất, dịch vụ, đời sống xã hội,...

Tính đến ngày nay, các vật liệu và cách thức dùng để sản xuất ra túi nhựa - bao bì nhựa rất đa dạng và phong phú . Công nghệ sản xuất hiện đại và được nghiên cứu, cải tiến bởi những công nghệ mới nhất, áp dụng các quy chuẩn khắt khe để đảm bảo về chất lượng mẫu mã, kiểu dáng, khối lượng. Do đó công dụng của bao bì nhựa đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực và có quy mô hơn như bảo quản, vận chuyển, thương mại, quảng bá sản phẩm thương hiệu. 

bao bì nhựa chứng tỏ sự an toàn vượt trội khi đựng thực phẩm
bao bì nhựa chứng tỏ sự an toàn vượt trội khi đựng thực phẩm

Ngành bao bì nhựa Việt Nam, cái nhìn tổng quan và lịch sử phát triển

Tổng quan ngành công nghiệp bao bì nhựa tại Việt Nam 

Tính đến nay, ngành công nghiệp bao bì đang phát triển không ngừng nghỉ do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự phát triển rầm rộ đó bởi ngành công nghiệp bao bì có mối liên hệ mật thiết với rất nhiều ngành nghề như hoạt động xuất khẩu hàng hoá, sản xuất - chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng. Trong toàn bộ những lĩnh vực sản xuất và cung cấp bao bì thì bao bì nhựa được đánh giá là phát triển nhanh nhất và có chỗ đứng nhất tại thị trường Việt Nam, nhất là trong thời điểm hội nhập kinh tế toàn cầu WTO. 

Theo đánh giá tổng quan của các chuyên gia về ngành nhựa ở Việt Nam, thì cơ cấu của ngành bao bì nhựa sẽ gồm 38% là nhựa bao bì, 18% là nhựa xây dựng, 29% là nhựa gia dụng và cuối cùng là 15% nhựa kỹ thuật. Dù đang phải chịu nhiều sức ép và cạnh tranh nhưng tốc độ tăng trưởng của bao bì nhựa tại Việt Nam luôn chứng minh được tiềm năng phát triển rất lớn bất kể trong hoàn cảnh nào. 

Các chuyên gia trong ngành ở trong nước đánh giá rằng hoạt động của doanh nghiệp bao bì ở Việt Nam nhìn chung vẫn còn nhỏ lẻ, lạc hậu, trình độ quản lý chưa tốt, vốn đầu tư ít và khó tiếp cận những nguồn vốn vay,... Như vậy, xét về nhiều mặt, từ điều kiện sản xuất kinh doanh đến năng lực cạnh tranh thì các doanh nghiệp nước ngoài vẫn lấn lướt doanh nghiệp trong nước. Nhưng không vì thế mà nản chí, các doanh nghiệp trong nước vẫn luôn nỗ lực, tiếp tục đầu tư mở rộng thị trường và liên tục cập nhật công nghệ hiện đại.

Khang Lợi cũng là một trong số những doanh nghiệp không ngừng tập trung đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng và hệ thống máy móc sản xuất. Từ chỗ chỉ sản xuất những chiếc túi nhựa thông thường thì đến nay, Khang Lợi đã có thể sản xuất được hầu hết các mặt hàng trong lĩnh vực bao bì nhựa, thậm chí là cả những mặt hàng túi nhựa khổ lớn, màng nhựa khổ lớn trước kia phải nhập khẩu từ nước ngoài. 

bên trong một kho xưởng bao bì nhựa
bên trong một kho xưởng bao bì nhựa

Định hướng và những thách thức của ngành bao bì nhựa 

Ở Việt Nam, ngành công nghiệp nhựa hay nói ngắn gọn là ngành nhựa đang càng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như quá trình sản xuất. Nhựa hay còn gọi là chất dẻo, hoặc polymer, được dùng làm vật liệu sản xuất ra nhiều loại vật dụng, đóng góp một phần quan trọng vào đời sống sinh hoạt xã hội và phục vụ cho sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế khác như điện tử, viễn thông, giao thông vận tải, thực phẩm, may mặc, thuỷ sản, nông nghiệp,...

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại, nhựa còn dần dần được thay thế cho những vật liệu truyền thống tưởng chừng như không thể thay thế được như gỗ, kim loại,... 

Trong những năm gần đây, ngành nhựa Việt Nam đánh dấu sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, với mức tăng trưởng hàng năm từ 16 - 18% (chỉ đứng sau ngành viễn thông và dệt may). Ngành nhựa với tốc độ phát triển cực nhanh đang được coi là ngành công nghiệp năng động trong nền kinh tế của nước nhà. Tuy vậy, so với các ngành công nghiệp lâu đời khác như cơ khí, điện - điện tử, hoá chất thì ngành nhựa vẫn còn khá mới mẻ.

Theo các chuyên gia đánh giá thì ngành nhựa Việt Nam mới chỉ ở bước đầu của sự phát triển so với thế giới và thành phẩm từ nhựa vẫn đang được phát huy sử dụng trong tất cả các lĩnh vực đời sống sinh hoạt, xã hội của con người. 

Đánh giá thực trạng ngành nhựa hiện nay

Khảo sát thị trường trong nước cho thấy, sản phẩm nhựa do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất đã có mặt ở hầu hết các ngành và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Riêng trong lĩnh vực tiêu dùng, sản phẩm từ nhựa được sử dụng làm bao bì đóng gói các loại, các vật dụng bằng nhựa dùng trong gia đình, đồ chơi, văn phòng phẩm,... Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), hiện nay ngành nhựa quy tụ gần 4000 doanh nghiệp, 99,8% trong số đó là các doanh nghiệp tư nhân. 

Và đối với các ngành kinh tế khác, các sản phẩm từ nhựa đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Đặc biệt, trong một số lĩnh vực tiêu biểu, nhựa còn trở thành một nguyên liệu thay thế cho các nguyên liệu truyền thống như ngành xây dựng, ngành điện - điện tử,... 

Nhìn chung, sản phẩm nhựa nội địa có lợi thế về cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và kể cả là những mặt hàng nhựa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Không chỉ dừng ở đó, các doanh nghiệp nhựa nội địa cũng đã và đang từng bước đẩy mạnh đầu tư công nghệ, nhà xưởng cũng như liên kết cùng các công ty nước ngoài để tập trung đầu tư sản phẩm, cung cấp cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Chưa kể, những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao như ống dẫn dầu, đồ nhựa cho ô tô và máy tính cũng được những doanh nghiệp nhựa nổi tiếng như Nhựa Tiền Phong, Phương Đông, Tân Tiến, Bình Minh sản xuất thành công. 

Các sản phẩm bao bì nhựa, túi nilon các loại cũng được xuất khẩu ra nước ngoài nhiều hơn, trong đó có cả Mỹ và EU.

Ngành nhựa Việt Nam không chỉ khẳng định được sự vững mạnh ở thị trường trong nước mà còn xuất hiện tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, phải kể đến các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Mỹ, Ấn Độ, Trung Đông,... Đặc biệt, Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu chính của nhựa Việt Nam vào năm 2018. Còn đối với thị trường của Liên minh Châu Âu, nhựa Việt Nam cũng được đánh giá cao, nhất là ống nhựa của Việt Nam có khả năng thâm nhập tốt và đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cao của nước ngoài. 

Điểm đáng chú ý nhất trên các thị trường này là các sản phẩm nhựa của Việt Nam không hề bị áp thuế chống bán phá giá như các nước ở Châu Á khác. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam từng bước tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới. 

nhựa được dùng trong tất cả mọi lĩnh vực
nhựa được dùng trong tất cả mọi lĩnh vực

Định hướng phát triển ngành nhựa và bao bì nhựa Việt Nam 

Tính đến nay, ngành nhựa Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế mạnh, với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Mỗi doanh nghiệp đều từng bước xây dựng và phát triển ngành nhựa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, tận dụng và xử lý phế liệu phát sinh, dần dần tăng tỷ trọng nguyên liệu trong nước để trở thành ngành công nghiệp tự chủ, có khả năng hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. 

Trong thời gian tới, để giúp ngành nhựa phát triển một cách rộng lớn, nhà nước vẫn sẽ tạo điều kiện nhiều hơn nữa, để các doanh nghiệp có thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh toàn cầu này. Các doanh nghiệp nhựa trong nước đang từng bước mở rộng nhà máy, chuẩn bị thêm các nguồn nguyên liệu, chú trọng đẩy mạnh các sản phẩm có giá trị gia tăng cao,.... để dần dần khẳng định lợi thế của mình. 

Bên cạnh việc phát triển thị trường trong nước, nhờ vào mức tăng trưởng cao, với cơ hội mang lại từ hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam dần trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Có thể nói rằng, kỳ vọng lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam hiện nay là những hiệp định thương mại như: Thương mại tự do Việt - Liên minh Châu Âu, Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực,... khi các hiệp định này có hiệu lực. Điều đó cũng có nghĩa là cơ hội xuất khẩu các sản phẩm nhựa cho doanh nghiệp Việt Nam sẽ được mở rộng, bức tranh ngành nhựa Việt Nam vươn ra thế giới sẽ lớn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu đưa ngành nhựa Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế thì còn rất nhiều việc phải làm cũng như phải đối diện với nhiều khó khăn. Đơn cử một ví dụ cụ thể là mẫu mã chủng loại của sản phẩm nhựa do Việt Nam sản xuất vẫn còn đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà nhập khẩu cũng như người tiêu dùng trong nước. 

Theo đó, chất lượng của các sản phẩm nhựa Việt Nam được đánh giá là chưa rõ ràng và đảm bảo để người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng và sử dụng. Đặc biệt, ngành nhựa Việt Nam còn đang đối mặt với nhiều khó khăn như chưa chủ động được nguồn nguyên liệu và phải nhập khẩu nhiều từ nước ngoài, nên giá cả thành phẩm còn bấp bênh, không ổn định. Do đó, mặc dù có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng nhìn chung ngành nhựa Việt Nam chủ yếu được biết đến như một ngành gia công chất dẻo và mang giá trị gia tăng thấp.

Riêng ngành bao bì nhựa máy móc vẫn còn quá lạc hậu, chủ yếu nhập khẩu máy đã qua sử dụng từ Trung Quốc. Nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo bài bản cả về cơ khí và hoá học gần như là không có, tất cả các công đoạn quan trọng nhất của quy trình sản xuất vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. 

Ngoài những định hướng tập trung phát triển vào sản phẩm của ngành nhựa trong thời gian tới, chính phủ cũng chủ trương các doanh nghiệp cần tập trung vào các giải pháp để bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu, trong đó bao gồm các giải pháp thúc đẩy đầu tư vào nhựa tái chế. 

Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm các công đoạn đầu cuối trong quá trình sản xuất các sản phẩm nhựa, còn 80% nguyên liệu nhựa là nhập khẩu nên dễ bị phụ thuộc vào nước ngoài. Nhà nước cũng đang tập trung thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm tái chế, tạo ra thói quen sử dụng và phân loại đầu nguồn, tận dụng hiệu quả nguồn phế liệu trong nước.  

Bao bì nhựa dần thay thế giấy và thuỷ tinh
Bao bì nhựa dần thay thế giấy và thuỷ tinh

Những thách thức và khó khăn mà ngành bao bì nhựa phải đối mặt 

Tuy được chú trọng nhiều trong thời gian gần đây, xong ngành nhựa nói chung và bao bì nhựa nói riêng ở Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức để trở nên vững mạnh hơn. 

Việt Nam chưa thực sự chú trọng vào việc đầu tư các dây chuyền sản xuất, trong khi đó các nước công nghiệp trên thế giới đang ngày càng vươn lên đi đầu trong việc lắp đặt và sử dụng các loại máy móc tiên tiến hiện đại. Điểm mấu chốt trong việc duy trì năng lực cạnh tranh là là nhờ có những khách hàng lớn và ổn định. Nền tảng cho điều này nằm ở việc tập trung đầu tư máy móc theo chuẩn công nghệ mới để tạo ra được những sản phẩm chất lượng, hướng tới giảm giá thành sản phẩm. 

Phần lớn số nguyên liệu sản xuất nhựa Việt Nam đều phải nhập khẩu, chính vì thế mà các doanh nghiệp không thể chủ động được nguồn nguyên liệu, đây là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp trên thị trường. Để ngành nhựa có thể chủ động được nguồn nguyên liệu thì ngoài việc triển khai nhanh các dự án lọc hoá dầu, nhà nước cần có những cơ chế, chính sách rõ ràng, hấp dẫn để huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước tập trung đầu tư cho các dự án sản xuất nguyên liệu, bán thành phẩm, hoá chất, phụ gia,... 

Một vấn đề nữa nằm trong hệ thống sản xuất và đóng gói, từ quá trình đã không có sự chuyên biệt hoá từ bên ngoài, do vậy chất lượng sản phẩm không ổn định, giá trị gia tăng thấp. Hơn nữa, khi các hiệp định thương mại quốc tế có hiệu lực là lúc rào cản về thuế được gỡ bỏ, nhưng cũng là lúc áp lực cạnh tranh lớn hơn nhiều. Do đó, để có thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài, bên cạnh việc luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm cần phải đầu tư xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường, và kể cả là hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp. 

Nhìn chung, phát triển bất cứ ngành nghề nào nói chung hay ngành nhựa nói riêng luôn phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó phát huy được tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Từng bước xây dựng và phát triển ngành nhựa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, xử lý phế liệu từ nhựa và chế biến thành nguyên liệu, sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, thân thiện với môi trường,... để dần dần ngành nhựa Việt Nam có thể trở thành một ngành công nghiệp tự chủ, có khả năng hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới. 

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT BAO BÌ KHANG LỢI
Địa chỉ: A5/43C đường 1A, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh | Hotline: 0902409906 | Email: baobikhangloi@gmail.com
2020 Copyright Bao Bì Khang Lợi facebook twitter instagram Google map Youtube DMCA.com Protection Status