Bao bì nhựa của tôi cần có độ dày bao nhiêu là đủ?

30/03/22

Độ dày của một chiếc túi nhựa thường được tính bằng đơn vị micromet (hoặc microns), được ký hiệu là μm. Việc chọn đúng độ dày cho bao bì của bạn có thể là một bước quan trọng trong quá trình sản xuất. Bao bì quá mỏng có thể bị rách và làm hỏng sản phẩm của bạn. Bao bì quá dày sẽ gây sự lãng phí không đáng có cho khối lượng nhựa lẽ ra không cần dùng tới. Bao bì nhựa quá dày cũng có thể sẽ mất đi độ trong suốt và linh hoạt cần thiết.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về đơn vị dùng để đo độ dày cho bao bì nhựa

Độ dày của một chiếc túi nhựa hoàn toàn có thể cảm nhận được bằng việc cầm nắm, và rất nhiều người vẫn sử dụng phương thức này để chọn mua bao bì. Tuy nhiên trong sản xuất công nghiệp, một con số chính xác là quan trọng và cần thiết để tạo nên quy chuẩn kỹ thuật riêng, phục vụ cho việc đối chiếu và kiểm soát chất lượng đầu vào.

Các nhà máy sản xuất bao bì nhựa đo độ dày sản phẩm của họ bằng đơn vị micromet (microns). Một micromet bằng 0,001 mm, và được ký hiệu là μm. Cũng có nhiều nhà sản xuất sử dụng “zem” làm hệ quy chiếu, và theo các quy chuẩn đo lường quốc tế, một zem sẽ bằng 0.1 mm và bằng 100 micromet.

Tuy nhiên theo thuật ngữ mà các nhà sản xuất bao bì đã sử dụng từ rất lâu đời, một "zem" của họ chỉ bằng 0,01 mm và bằng 10 micromet. Cách tính này không thật sự đúng với các quy chuẩn của hệ đo lường, tuy nhiên chúng đã trở nên quá thông dụng và phổ biến để có thể thay đổi. Do đó khi đặt mua bao bì nhựa, cần đặc biệt lưu ý nếu bạn sử dụng đơn vị đo độ dày là “zem”, để tránh sự sai lệch đáng tiếc.

Với những thông tin về độ dày mà bạn có thể tra cứu được trên internet, một chiếc túi dày 0,1 mm bằng với 1 zem là tương đối dày và bền chắc. Tuy nhiên khi bạn đặt mua túi nhựa dày 1 zem từ các đại lý hoặc các xưởng sản xuất tại Việt Nam, chiếc túi mà bạn nhận được có khả năng sẽ mỏng hơn gấp 10 lần so với bạn đã tưởng tượng. Và thực tế thì trên thị trường cũng không có loại bao bì dày 1 dem theo cách tính thông dụng của các nhà sản xuất bao bì, vì chúng quá mỏng để có thể được sản xuất.

Vì vậy khi đặt mua bao bì nhựa, bạn hãy sử dụng micromet làm quy chiếu nếu có thể, hoặc yêu cầu được xem hàng mẫu nếu sử dụng đơn vị zem, để xác định độ dày của bao bì một cách chính xác.

thước đo độ dày với mỗi đơn vị là 0.01 mm hay còn gọi là 1 zem, theo các gọi thông dụng của các nhà sản xuất bao bì
thước đo độ dày với mỗi đơn vị là 0.01 mm hay còn gọi là 1 zem, theo các gọi thông dụng của các nhà sản xuất bao bì

Túi nhựa dày hay mỏng có ý nghĩa như thế nào đối với sản phẩm?

Túi nhựa càng mỏng sẽ càng nhẹ và đương nhiên sẽ rẻ hơn, do cần ít vật liệu hơn để tạo ra chúng. Tuy nhiên một chiếc túi nhựa quá mỏng sẽ dễ dàng bị đâm thủng hoặc xé rách khi chịu tác động của ngoại lực. Nếu điều đó xảy ra, sản phẩm của bạn có khả năng sẽ bị bám bẩn hoặc bị ẩm ướt, hay tệ hơn là rơi vãi ra ngoài. Công năng bảo vệ sản phẩm của bao bì gần như không được thực hiện.

Ngược lại khi độ dày tăng lên, chi phí cho vật liệu nhựa được sử dụng cũng tăng lên một cách tương xứng. Và đôi khi dày quá cũng cũng chưa hẳn là tốt. Bao bì nhựa quá dày có thể mất đi tính linh hoạt mềm dẻo, và độ trong suốt cũng bị giảm xuống.

Vậy bao bì nhựa cần độ dày bao nhiêu là đủ, và làm thế nào để xác định được chúng?

Để tính xem độ dày của bao bì bao nhiêu là đủ, các yếu tố về ngân sách, điều kiện bảo quản và vận chuyển sản phẩm sẽ cần được xem xét. Bên cạnh đó, một điều quan trọng không thể không nhắc tới chính là sự phù hợp với sản phẩm. Cụ thể là tính chất trưng bày và mục đích đóng gói. Tính chất trưng bày có nghĩa là bạn cần một loại bao bì trong suốt tuyệt đối để có thể trình diễn hết vẻ đẹp của sản phẩm, hay vì một lý do nào đó mà bạn muốn lớp bao bì hơi mờ đục đi một chút. Và mục đích đóng gói của bạn là để đơn thuần bảo vệ sản phẩm tới tay người dùng, hay chỉ trong quá trình vận chuyển đến các của hàng, hoặc dùng chính lớp bao bì đó để lưu trữ sản phẩm trong một thời gian dài.

Khái niệm độ dày “vừa đủ" đối với bao bì, không quá dày cũng không quá mỏng, luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, bất kỳ một nhà sản xuất nào cũng có một niềm tự hào và kiêu hãnh đáng kể đối với sản phẩm của họ. Và khi lựa chọn bao bì, giá cả đôi khi không phải là yếu tố tiên quyết. Bao bì cần có sự phù hợp, nhiệm vụ của chúng không chỉ là bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi bị hư hại, mà còn phải đem đến cho chúng hiệu năng cho việc trưng bày tốt nhất.

Nếu bạn chưa xác định được độ dày của bao bì nhựa cho sản phẩm của bạn bao nhiêu là vừa đủ, hãy để công ty Bao bì Khang Lợi của chúng tôi gợi ý cho bạn. Lựa chọn cách đóng gói và loại bao bì phù hợp nhất cho nhu cầu sẽ đảm bảo sản phẩm của bạn được bảo vệ một cách thích hợp và đầy đủ mà vẫn tiết kiệm tối đa chi phí.

Đội ngũ của chúng tôi sẽ sẵn lòng hỗ trợ bạn trong suốt quá trình lựa chọn chủng loại và kích thước, độ dày của bao bì, vào bất kỳ thời điểm nào bạn cần.

Và dưới đây là một số ví dụ tương đối về độ dày bao bì nhựa cho một số ngành nghề và chủng loại sản phẩm:

  • 25 μm: độ dày thường được coi là mỏng nhất, sử dụng cho các loại túi hàng chợ sản xuất sẵn với mục tiêu đầu tiên là giá rẻ. Độ dày này cung cấp khả năng chịu lực kém, chủ yếu là dùng để bao bọc sản phẩm khỏi bụi và độ ẩm.
  • 35 μm: đối với các mặt hàng có trọng lượng nhẹ như trái cây và rau củ.
  • 50 μm: độ dày thích hợp cho một túi nhựa mua sắm cỡ trung bình.
  • 60 μm: độ dày vừa phải để có thể bắt đầu chịu được tải trọng. Các loại túi đựng ngũ cốc, hạt điều, đường, muối thường được sản xuất ở độ dày này.
  • 75 μm: những chiếc túi nhựa có độ dày 75 micromet có thể đựng được nước và chất lỏng mà không lo bị vỡ trong quá trình vận chuyển.
  • 100 μm: độ dày bắt đầu có khả năng chống lại các tác động của ngoại lực, bảo vệ sản phẩm khỏi bị trầy xước và hư hại. Các loại túi nhựa cỡ lớn bọc nệm, các túi ruột gối hút chân không thường được sản xuất ở độ dày này.
  • 12 μm: túi có thể đựng các sản phẩm bằng kim loại như ốc vít và phụ tùng xe máy mà không bị đâm thủng từ phía trong, trong điều kiện vận chuyển bình thường.
  • 150 μm: bao bì đựng các sản phẩm công nghiệp khai thác như cát hay đất đá.
  • 200 μm: các sản phẩm nặng và sắc nhọn hơn như sỏi, quặng kim loại.
  • 250 μm: là ngưỡng tối đa cho độ dày của một chiếc túi nhựa. Vượt quá độ dày này, chúng sẽ trở nên quá cứng và kém linh hoạt. Khái niệm tấm nhựa sẽ được sử dụng để nói về các sản phẩm nhựa vượt quá độ dày này.
chiếc túi niêm phong có độ dày 63 micromet đo bằng thước đo điện tử
chiếc túi niêm phong có độ dày 63 micromet đo bằng thước đo điện tử

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT BAO BÌ KHANG LỢI
Địa chỉ: A5/43C đường 1A, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh | Hotline: 0902409906 | Email: baobikhangloi@gmail.com
2020 Copyright Bao Bì Khang Lợi facebook twitter instagram Google map Youtube DMCA.com Protection Status