Màng quấn pallet, những tiêu chuẩn để lựa chọn và sử dụng sao cho tiết kiệm mà vẫn hiệu quả

26/02/22

Trong các nhà máy sản xuất và kho bãi tập kết, những bao hàng to và nặng được chất cao trên pallet, nếu không được bao bọc cẩn thận có thể rơi rớt hoặc đổ vỡ. Điều này không chỉ làm quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa bị đình trệ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn lao động . Tình huống ít nghiêm trọng nhất, việc đổ vỡ cũng sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức để đưa chúng trở lại nguyên trạng ban đầu.

Màng quấn pallet chính là giải pháp bảo vệ hàng hóa tối ưu khỏi các nguy cơ này.

Mặc dù là công đoạn không thể thiếu trong quy trình sản xuất, thế nhưng việc đóng gói và cố định các pallet hàng hóa lại thường được xem là một công việc nhàm chán và vô ích. Việc thực hiện chúng đôi khi còn khá hời hợt, dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn. Ngay cả trong việc thu mua màng quấn, nhiều người vẫn chỉ quan tâm đến mức giá thấp nhất có thể cho mỗi kilogram nguyên liệu. Mọi người thường bỏ qua việc cân nhắc đến kết quả cuối cùng của việc đóng gói, và chi phí bao bì thực sự dành cho mỗi pallet.

Dùng quá nhiều màng quấn sẽ làm tăng chi phí, nhưng quá ít thì sẽ không đủ để cố định hàng hóa. Quấn sai cách cũng sẽ làm lớp bao bì cố định pallet bị giảm hiệu suất, dẫn đến kết quả là hàng hóa có thể sẽ gặp nguy hiểm trong quá trình vận chuyển.

Vậy làm cách nào để có thể giảm mức tiêu thụ màng quấn nhiều nhất có thể, giảm chi phí đóng gói trong khi vẫn giữ cho các pallet chất đầy hàng hóa được ổn định? Tất cả những gì bạn phải làm là sử dụng màng quấn một cách chính xác cả về phương thức lẫn định lượng.

màng quấn pallet là sản phẩm bao bì quan trọng trong khâu hậu cần
màng quấn pallet là sản phẩm bao bì quan trọng trong khâu hậu cần

Lựa chọn và sử dụng màng quấn pallet sao cho tiết kiệm và hiệu quả

1. Một số gợi ý về tiêu chuẩn độ dày cho màng quấn

Nếu như bạn cần sử dụng màng quấn với số lượng không quá nhiều, một loại màng duy nhất vẫn có thể đảm đương tốt công việc. 1 lớp màng dày 15 microns được thiết kế chịu được tải trọng dưới 250kg. Với tải trọng cao hơn, bạn đơn giản chỉ cần quấn thêm nhiều lớp để gia cố.

Tuy nhiên những nhà máy sản xuất công nghiệp với số lượng pallet cần xử lý trong ngày cực lớn thường dung nhiều loại màng quấn khác nhau, để tiết kiệm tối đa công sức giảm sự lãng phí cho các lớp màng không cần thiết.

Màng quấn dày 17 microns chịu tải lên đến 400 kg, 20 microns sẽ là 650 kg và đối với 23 microns độ dày thì tải trọng cho phép lên tới 1000 kg.

Ngoài ra còn có loại màng quấn dày tới 30 microns, ngoài việc bảo vệ tải trọng thì chúng còn có khả năng chịu được lực tác động lớn đến từ môi trường bên ngoài.

kết nối giữa hàng hóa và pallet giúp đảm bảo sự ổn định khi vận chuyển
kết nối giữa hàng hóa và pallet giúp đảm bảo sự ổn định khi vận chuyển

2. Sử dụng màng quấn pallet như thế nào là đúng cách

Các cuộn phim cần được sử dụng đúng hướng, mặt dính phải được tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa và mặt trơn láng ở phía ngoài. Ngoài việc giúp lớp bao bì có khả năng chịu lực cao nhất thì việc quấn màng đúng cách còn giúp hạn chế tình trạng các pallet hàng hóa bị dính vào nhau trên thùng xe tải, trong quá trình vận chuyển.

Để xác định mặt dính và mặt trơn của cuộn phim, có một mẹo nhỏ có thể sử dụng. Kéo dài lớp màng ra khỏi cuộn và gấp chúng lại vào nhau, sau đó mở ra và gấp theo chiều ngược lại. Bạn sẽ thấy ngay mặt nào là mặt dính và mặt nào là mặt trơn.

Kết nối giữa hàng hóa và chân của pallet là điều cần thiết để đảm bảo sự ổn định tốt. Chúng tôi cũng đặc biệt khuyên bạn nên áp dụng ít nhất ba vòng quấn vào phần đáy của pallet chứa hàng, sao cho giữa chúng và hàng hóa bên trên có sự kết nối vững chắc.

Với các lớp quấn cao hơn, độ chồng lên lý tưởng của các vòng quấn được các nhà sản xuất khuyên dùng là 20 cm. Nếu muốn tiết kiệm màng quấn, bạn cũng phải đảm bảo tối thiểu 10 cm cho độ chồng lên nhau giữa mỗi lớp màng.

Phần trên cùng của pallet hàng, do tải trọng phần lớn đã được phân bỏ xuống dưới, nên số vòng quấn ở khu vực này ít ảnh hưởng đến sự ổn định của cả pallet hàng. Do đó, việc quấn bổ sung nhiều lớp vào thời điểm này được cho là vô ích.

Quá nhiều màng bao quanh pallet không phải lúc nào cũng đảm bảo độ ổn định tốt hơn. Và nếu sự lãng phí không cần thiết xảy ra thường xuyên, bạn sẽ chỉ làm tăng chi phí đóng gói. Tổng cân nặng của màng quấn cho một pallet thông thường sẽ không nên vượt quá 500 gram.

Độ căng của màng cũng là yếu tố quan trọng không thể không nhắc đến. Lực kéo căng vừa đủ vẫn luôn là một khái niệm mơ hồ rất khó để đạt được, đặc biệt là khi quấn màng theo cách thủ công. Một lớp màng quấn chưa được kéo căng sẽ không tạo ra khả năng chịu lực, và người dùng thường có xu hướng không kéo căng phim đúng mức vì sợ làm rách nó. Và ngược lại,nếu quấn màng quá căng, chính độ đàn hồi của chúng có khả năng làm hư hỏng hàng hóa. Hàng hóa ở thể mềm như các thùng giấy, có thể bị biến dạng, không thể mở nắp, thậm chí sản phẩm có thể bị hư hỏng khi quấn màng quá chặt. Và thật sự rất khó nhận biết, khi mà hiện tượng này có thể xảy ra sau vài giờ, thậm chí vài ngày sau khi quấn.

Quấn màng bằng tay là một công việc đòi hỏi sức lực nhất định của người thực hiện. Và cảm giác "dùng một chút sức lực" được mô tả là phù hợp với quy trình quấn màng thủ công. Mở cuộn phim ra bằng cách kéo dài cuộn ít nhất 50 cm, trước khi bắt đầu dùng lực để quấn màng vào pallet sẽ làm cho công việc này trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, nếu bạn đang đóng gói hơn 15 pallet / ngày, có lẽ bạn nên bắt đầu xem xét việc mua một máy quấn pallet tự động. Cần lưu ý là đối với máy quấn màng tự động hoàn toàn, sẽ có một thông số cố định hoặc có thể điều chỉnh của máy, được gọi là tỷ lệ căng hay tỷ lệ giãn. Các loại màng quấn phải có thông số phù hợp với thông số này của máy.

Ví dụ: Đối với một cuộn màng quấn có độ giãn là 150% ( 1 mét màng kéo căng thành 2,5 mét) thì máy của bạn phải hoạt động với tỷ lệ giãn 150%. Nếu máy của bạn có tỷ lệ giãn cố định ở mức 100%, thì bạn sẽ phải mua loại phim có tỷ lệ giãn 100% ( 1 mét kéo căng thành 2 mét).

quấn màng pallet thủ công là một công việc không hề nhẹ nhàng
quấn màng pallet thủ công là một công việc không hề nhẹ nhàng

3. Kinh nghiệm thu mua màng quấn

Nguyên tắc lựa chọn đầu tiên là đừng nên quá ám ảnh về việc tìm giá tốt nhất cho mỗi kilogram hoặc mỗi cuộn màng quấn. Việc này sẽ không quyết định mức chi phí dành cho việc đóng gói, bởi lượng màng quấn tiêu tốn không có định lượng cho từng pallet hàng.

Chi phí thực cho mỗi pallet được đóng gói phụ thuộc nhiều hơn vào việc bạn phải quấn bao nhiêu lớp màng quanh pallet này. Và việc tìm đúng chủng loại và độ dày của màng mới là yếu tố tiên quyết, để việc đóng gói có thể đạt được hiệu suất và mang về lợi ích kinh tế cao nhất.

Việc so sánh giá cả màng quấn của từng nhà cung cấp cũng phải được thực hiện một cách chính xác. So sánh hai cuộn màng quấn bọc hàng có cùng trọng lượng, cuộn rẻ hơn chưa hẳn đã tiết kiệm hơn, nếu cân nặng của lõi giấy bên trong chưa được tính đến. Giá thành chính xác trên mỗi kilogram màng quấn sẽ là giá của cả cuộn chia cho cân nặng của bao bì sau khi đã trừ đi trọng lượng lõi giấy bên trong.

Chúng ta cũng cần lưu ý rằng không thể sử dụng màng thủ công trên máy quấn và ngược lại. Màng quấn tay có thể không có lõi hoặc lõi quá mỏng, không thể được đặt trên máy quấn tự động. Và ở chiều ngược lại, thật khó để sử dụng cuộn màng quấn tiêu chuẩn nặng 16kg cho mục đích quấn pallet thủ công.

Sau khi đã tính toán được loại màng quấn nào là phù hợp nhất cho hàng hóa và cả máy quấn màng nếu có, thì điều cuối cùng bạn cần là nhà cung cấp màng quấn có chất lượng đồng nhất.

Đôi khi độ dày và tỷ lệ giãn của màng quấn bạn mua về bị thay đổi, làm cho những tính toán ban đầu về hiệu suất đóng gói bị sai lệch. Đó là do nhà phân phối của bạn có thể thay đổi nhà sản xuất thường xuyên. Điều này có nghĩa là màng quấn được giao mỗi lần sẽ có các thông số kỹ thuật khác nhau và sẽ cho kết quả đóng gói bị thay đổi. Nếu sử dụng với số lượng lớn, bạn nên cân nhắc tìm đến nhà máy sản xuất trực tiếp.

các công cụ cầm tay hỗ trợ việc quấn màng ngày càng hiện đại
các công cụ cầm tay hỗ trợ việc quấn màng ngày càng hiện đại

Có nên đầu tư vào máy quấn màng pallet tự động hay không?

Câu trả lời hiển nhiên sẽ liên quan trực tiếp đến số lượng pallet cần phải quấn mỗi ngày. Trong nhiều năm cung cấp sản phẩm màng co, màng chít ở cả hai dạng quấn tay và quấn máy, chúng tôi nhận thấy ở những nơi có công suất đóng gói trên 30 pallet / ngày, khách hàng bắt đầu có xu hướng đầu tư vào máy quấn màng tự động.

Ngoài khía cạnh kinh tế và năng suất, việc lựa chọn loại hình quấn màng tự động này cũng liên quan đến vấn đề môi trường lao động. Công việc quay, quấn màng cho pallet bằng tay hoàn toàn nằm trong tiêu chí của những ngành nghề gian khổ, đặc biệt với những loại hàng hóa nặng và cồng kềnh.

Trong khi đó, máy quấn màng là thiết bị cơ giới đơn giản, có giá thành không đến nỗi quá đắt đỏ. Phần lớn chi phí dành cho chúng đến từ khoản bảo dưỡng định kỳ và điện năng tiêu thụ.

Tuy nhiên, đầu tư vào thiết bị cơ giới hóa công đoạn đóng gói này không chỉ cần đến nguồn vốn đầu tư mà còn cần đến một không gian cố định để lắp đặt thiết bị. Ở những nơi có diện tích nhỏ hẹp thì tính cơ động của việc quấn màng bằng tay lại tỏ ra có lợi thế.

Ngoài ra, các công cụ cầm tay hỗ trợ cho việc quấn màng cũng liên tục được phát triển. Thậm chí có cả những thiết kế công thái học cho dòng thiết bị này. Các cuộn màng quấn cũng có loại đã được kéo căng sẵn tại nhà máy, kết hợp với công cụ quấn màng kể trên sẽ đem đến sự thoải mái và nhẹ nhàng đáng kể cho người lao động.

Phần lớn sự ngập ngừng giữa tự động hóa và quấn màng thủ công xuất hiện ở những doanh nghiệp có tần suất đóng gói ở mức trung bình, tầm 20 đến 30 pallet một ngày. Ở số lượng này, đầu tư vào máy móc vẫn có vẻ hơi hoang phí, nhưng việc đóng gói bằng tay đã bắt đầu đem đến những trở ngại đáng kể. Một cuộn màng căng dành cho quấn thủ công có trọng lượng từ 3 đến 5 kg, phải dùng từ 10 đến 15 cuộn cho khối lượng đóng gói kể trên. Và bạn bắt đầu phải dành chỗ chứa cho phế liệu sản xuất, là những chiếc lõi giấy.

Trong khi đó, chỉ cần sử dụng 2 đến 3 cuộn màng căng cho máy quấn tự động cho khối lượng hàng hóa kể trên, do loại màng quấn máy thường được làm to và nặng. Giá cả cũng đã bắt đầu có sự chênh lệch, do màng quấn máy ít tiêu tốn cho ống lõi và thùng giấy bên ngoài hơn. Sự chênh lệch này về lâu dài cũng sẽ tích tụ lại thành một khoản chi phí đáng kể. Tuy nhiên, để thu được lợi ích thì hiển nhiên bạn sẽ phải đặt hàng với số lượng không nhỏ, do các loại màng quấn máy thường không được bán lẻ.

Do đó, lựa chọn máy quấn màng pallet tự động hay thủ công vẫn sẽ là bài toán mà doanh nghiệp phải tự giải đáp, dựa trên những lợi ích và hạn chế mà từng phương pháp sẽ mang đến.

Chúc các bạn luôn thành công, không chỉ trong việc lựa chọn và sử dụng màng quấn, mà còn trong tất cả các công đoạn còn lại trong việc kinh doanh của mình!

máy quấn màng tự động có thể chiếm nhiều không gian trong nhà xưởng
máy quấn màng tự động có thể chiếm nhiều không gian trong nhà xưởng

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT BAO BÌ KHANG LỢI
Địa chỉ: A5/43C đường 1A, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh | Hotline: 0902409906 | Email: baobikhangloi@gmail.com
2020 Copyright Bao Bì Khang Lợi facebook twitter instagram Google map Youtube DMCA.com Protection Status